Các tổ chức bảo vệ nhân quyền Nhân quyền

Liên Hiệp Quốc

Bài chi tiết: Liên Hiệp Quốc
Đại hội đồng LHQ

Liên Hiệp Quốc (LHQ) là cơ quan liên chính phủ đa phương duy nhất có quyền xét xử quốc tế được chấp nhận rộng rãi về pháp chế nhân quyền chung.[18] Tất cả các cơ quan của LHQ có chức năng tư vấn cho Hội đồng Bảo an Liên Hiệp QuốcHội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, và có rất nhiều các ủy ban ở trong LHQ có trách nhiệm bảo vệ các hiệp ước nhân quyền khác nhau. Bộ phận có thâm niên nhất của LHQ về nhân quyền là Văn phòng Cao ủy về Nhân quyền. LHQ được quốc tế ủy thác về:

...thực hiện hợp tác quốc tế về giải quyết các vấn đề quốc tế như kinh tế, xã hội, văn hóa, hay nhân quyền, và về xúc tiến và khuyến khích việc tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản cho mọi người không phân biệt sắc tộc, giới tính, ngôn ngữ, hay tôn giáo.
— Mục 1-3 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc

Văn phòng Cao ủy về Nhân quyền

Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (tiếng Anh: Office of High Commissioner for Human Rights) là một cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc do Đại hội đồng thành lập vào ngày 20 tháng 12 năm 1993 có nhiệm vụ thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người được bảo hộ trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyềnluật quốc tế.[19] ngay sau Hội nghị Thế giới về Nhân quyền tổ chức tại Viên - Áo.

Hội đồng Nhân quyền

Huy hiệu Hội đồng Nhân quyền LHQ

Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc được thành lập tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới 2005 (2005 World Summit) để thay thế cho Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền (United Nations Commission on Human Rights), có nhiệm vụ điều tra sự vi phạm nhân quyền.[20] Hội đồng Nhân quyền là một tổ chức trực thuộc Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc [21] và báo cáo trực tiếp với tổ chức này. Nó được xếp dưới Hội đồng Bảo an. Bốn mươi bảy quốc gia trên một trăm chín mươi mốt ghế thành viên trong Hội đồng được bầu thông qua hình thức bỏ hiếu kín theo nguyên tắc đa số tương đối (trên 50%) ở Đại hội đồng. Các thành viên phục vụ tối đa sáu năm và có thể bị đình chỉ nếu vi phạm nhân quyền. Hội đồng này được đặt ở Genève, Thụy Sĩ và họp một năm ba lần; trường hợp khẩn cấp có thể có thêm các cuộc họp bổ sung.[22]

Hội đồng này còn có các chuyên gia độc lập (báo cáo viên) để điều tra các vi phạm nhân quyền và báo cáo lại cho Hội đồng. Hội đồng Nhân quyền có thể yêu cầu Hội đồng Bảo an đưa các vụ kiện ra Tòa án Tội phạm Quốc tế (ICC) ngay cả những vấn đề ngoài quyền hạn của ICC.

Hội Hồng Thập Tự Quốc tế

Cờ của Phong trào Chữ thập đỏ

Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế là tổ chức theo nhân đạo chủ nghĩa lớn nhất trên thế giới, thường được gọi là Hội Chữ thập đỏ hay Hội Hồng thập tự, theo biểu trưng đầu tiên của họ. Nó gồm có Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) ở Genève, Hiệp hội Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC), và 183 hội Chữ thập đỏ hoặc Trăng lưỡi liềm đỏ quốc gia riêng mà hiện nay được là thành viên chính thức của IFRC và được ICRC công nhận. Tất cả những tổ chức này không phụ thuộc nhau theo pháp lý, nhưng có liên quan với nhau do những căn bản, mục đích, biểu trưng, quy chế, và cơ quan giống nhau. Phong trào này tự giác và phi chính phủ. Mục đích đã được tuyên bố là để bảo vệ sự sống và sức khỏe con người, để bảo đảm là con người được tôn trọng, và để tránh và giảm bớt khổ sở, họ không phân biệt theo quốc tịch, dân tộc, tôn giáo hay tín ngưỡng, giai cấp, hoặc quan điểm chính trị.

Ân xá Quốc tế

Bài chi tiết: Ân xá Quốc tế
Biểu trưng của Ân xá Quốc tế

Ân xá Quốc tế (tiếng Anh: Amnesty International, viết tắt AI) là một tổ chức phi chính phủ quốc tế, đặt ra mục đích bảo vệ tất cả quyền con người đã được trịnh trọng nêu ra trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và các chuẩn mực quốc tế khác.

Đặc biệt, Ân xá Quốc tế hoạt động nhằm giải thoát tất cả tù nhân lương tâm; nhằm bảo đảm các tù chính trị được xử công bằng và công khai; nhằm bãi bỏ án tử hình, tra tấn, và các hình thức đối xử khác với tù nhân mà họ cho là tàn bạo; nhằm chấm dứt các vụ ám sát chính trịmất tích cưỡng bức; và chống lại mọi sự vi phạm nhân quyền, bất kể là do chính phủ hay tổ chức khác.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền

logo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền được thành lập năm 1978 dưới tên Helsinki Watch để giám sát Liên Xô,[23] thu thập tư liệu về việc Liên Xô thực hiện các quy ước của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) và để giúp đỡ "các nhóm bảo vệ nhân quyền trong Liên bang Xô Viết". Năm 1988 Helsinki Watch hợp nhất với các tổ chức quốc tế khác có cùng chung mục đích trở thành Human Rights Watch. Một trong những người thành lập và giám đốc đầu tiên của tổ chức là Robert L. Bernstein.[23]

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tập trung vào việc điều tra và tường thuật về những hành động họ cho là vi phạm nhân quyền. Mối quan tâm chính của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền được họ nói là ngăn cản tham nhũng, ngăn cản phân biệt đối xử về giới tính hay về giai cấp xã hội trong chính phủ và chống lạm dụng quyền lực nhà nước (thí dụ như tra tấn hay giam tù biệt lập). Tổ chức Theo dõi Nhân quyền có một bộ phận chuyên về vi phạm quyền con người đối với phụ nữ. Tổ chức ủng hộ hòa bình trong liên kết với những quyền con người cơ bản như quyền tự do tín ngưỡngtự do báo chí.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhân quyền http://www.britannica.com/EBchecked/topic/275840 http://edition.cnn.com/2008/WORLD/europe/11/21/ten... http://www.iranian.com/Features/April98/UN/ http://www.spentaproductions.com/Cyrus-the-Great-E... http://www.theguardian.com/artanddesign/2004/jul/2... http://web.archive.org/web/20080109184227/http://w... http://www.asean.org/news/asean-statement-communiq... http://www.ohchr.org/EN/ABOUTUS/Pages/ViennaWC.asp... http://www.ohchr.org/EN/UDHR/Pages/Introduction.as... http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/as...